Xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam

25/09/2020 - 15:34
688

Vai trò giáo dục gia đình trong bồi dưỡng đạo đức, nhân cách con người

Gia đình là nơi duy trì nòi giống con người, luôn tái tạo ra các thế hệ và ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Gia đình còn là môi trường đầu tiên, là nơi để mỗi cá nhân được hình thành, học hỏi và trưởng thành. Mỗi con người được sinh ra đều được nuôi dưỡng, được giáo dục và từng bước hình thành  nhân cách, đạo đức. Qua các thời kỳ hình thành và phát triển, các gia đình Việt Nam luôn hoàn thiện và từng bước phát triển. Ở thời kỳ nào cũng vậy, vai trò của gia đình luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi con người, bởi gia đình là tổ ấm, là tình thương, nơi chia sẻ cay đắng, ngọt bùi, đó cũng là truyền thống quý báu xuyên suốt của Gia đình Việt Nam qua các thế hệ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, coi trọng gia đình, người khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Vậy, để xây dựng gia đình bền vững, nâng cao chất lượng gia đình, bồi dưỡng đạo đức, lối sống, nhân cách con người chúng ta phải thực hiện những gì để đạt được mục tiêu đó.

1- Đề cao vai trò giáo dục gia đình trong bồi dưỡng đạo đức, nhân cách con người

Cho đến nay, vai trò của gia đình vẫn là một thiết chế xã hội tồn tại mang tính bền vững, gia đình luôn là tổ ấm, mái ấm tình thương cho mỗi con người người từ khi cất tiếc khóc chào đời đến khi mất đi. Ở hoàn cảnh nào, điều kiện nào thì gia đình vẫn luôn là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng quan trọng của gia đình đó là: Tái tạo sản xuất ra con người; tái tạo sức lao động, sản xuất ra của cải vật chất và cũng là nơi gìn giữ và phát huy giá trị tinh thần cao qúy của dân tộc; là tổ ấm đem lại hạnh phúc, yêu thương, chia sẻ vui buồn, luôn đảm bảo những điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho mỗi con người. Bên cạnh vai trò đó, gia đình còn là môi trường sống, môi trường giáo dục đầu tiên để mỗi cá nhân hình thành, hoàn thiện nhân cách.

Vai trò giáo dục trong gia đình giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, kết hợp giáo dục từ nhà trường và xã hội. Mỗi cá nhân, từ khi lọt lòng mẹ đến khi trưởng thành, chúng ta được dạy từ lời ăn, tiếng nói, từ cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em, với cộng đồng thế nào cho đúng, cho lễ phép. Khi bước chân vào cánh cửa nhà trường, môi trường giáo dục nhà trường, bên cạnh việc dạy chúng ta kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật thì giáo dục đạo đức, lối sống vẫn là nội dung quan trọng để mỗi cá nhân hình thành nhân cách. Trong môi trường giáo dục, khẩu hiệu mà chúng ta thường gặp đó là: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Một cá nhân trước tiên phải có nhân cách tốt, có đạo đức, làm điều thiện, biết chăm lo cho bản thân, gia đình và rộng hơn phải biết thương yêu đồng loại; biết ứng xử làm sao cho văn hóa, văn minh nơi công cộng. Nói về đức và tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, bởi vậy, đạo đức mỗi con người luôn được đề cao, là cái trước tiên, là thước đi, là tiêu chí quan trọng để đánh giá một con người.

Trong gia đình Việt Nam thường tồn tại nhiều thế hệ, có mối liên hệ mật thiết với nhau, ở đó các cá nhân không ngừng học tập, hoàn thiện chính mình. Nhiều cá nhân tốt sẽ thành gia đình tốt. Với ý nghĩa là môi trường văn hóa đầu tiên, gia đình hay văn hóa gia đình là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù gắn liền với những điều kiện cụ thể của tự nhiên, xã hội. Văn hóa gia đình được hình thành từ việc tổ chức cuộc sống có nền nếp, trật tự, gia phong, mà ở đó là môi trường đầu tiên cho việc dạy điều hay, lẽ phải, ứng xử văn hóa, giao tiếp lịch sự của mỗi cá nhân… Ở gia đình, mỗi thành viên vừa là người thầy, vừa là trò. Thông qua giáo dục gia đình, các thế hệ đi trước truyền thụ cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người. Ở xã hội đương đại, bình đẳng xã hội được đề cao, việc áp đặt của người lớn với trẻ nhỏ, hay người có vai vế thấp trong gia đình không còn như trước, bởi vậy mối quan hệ tương tác qua lại trong giáo dục gia đình ngày càng một hoàn thiện. Bên cạnh việc giáo dục thế hệ trẻ, người lớn biết lắng nghe, học tập và hoàn thiện chính mình. Trong chủ trương xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, tiêu chí một gia đình văn hóa phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản, đó là: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú; Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; Tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả. Gia đình văn hóa biểu hiện ở mối quan hệ ứng xử tốt đẹp, hiểu biết, sẻ chia, thông cảm quan tâm, chắm sóc giữa các thành viên. Từ các tiêu chí đó, văn hoá gia đình chính là mấu chốt để hình thành, gìn giữ và phát triển, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

2- Khai thác, phát huy giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam làm nền tảng xây dựng phát triển con người trong thời kỳ mới

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục đạo đức, phẩm chất, nhân cách con người; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cấu trúc gia đình và quan hệ trong gia đình Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhưng những chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại bền vững và không ngừng hoàn thiện, phát triển. Văn hóa gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc, được gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển, gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi (cả yếu tố tích cực và tiêu cực), song những truyền thống cốt lõi văn hóa vẫn tồn tại và không ngừng được vun đắp đó là: Truyền thống hiếu học; Sự gắn bó các thành viên trong gia đình; Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo; Thành kính tổ tiên; Yêu nước, đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái...Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác gia đình, mục tiêu “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt Nam, trong những năm qua được cụ thể hóa bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực.

3- Gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của gia đình, hình thành giá trị văn hóa mới

Gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, hình thành lối sống đẹp, nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa. Trong quá trình hội nhập quốc tế, xã hội không ngừng vận động, phát triển, trước tác động bối cảnh xã hội, các giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt Nam cũng có xu hướng biến đổi từ mô hình gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới để thích nghi xu thế xã hội đương đại, theo đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống gia đình cũng thay đổi. Vậy, để hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, chúng ta không ngừng học tập, tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của gia đình truyền thống, từ đó hình thành giá trị mới của gia đình hiện nay hướng đến xây dựng gia đình dân chủ, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; phát huy vai trò, ý thức cá nhân trong xây dựng gia đình bền vững.

Nói về công tác vận động xây dựng đời sống mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: Ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: Ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp. Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới.

Vậy, trong công tác xây dựng gia đình hiện nay, bên cạnh việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống chúng ta phải tiếp thu, hình thành giá trị mới của gia đình, cụ thể: Hình thành lối sống, nếp sống văn minh, lành mạnh, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật; Xây dựng một gia đình có tính năng động, phát huy tính sáng tạo của các thành viên gia đình, hình thành tác phong nhanh nhẹn; Dân chủ, bình đẳng về giới; Tích cực tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, các hoạt động xã hội; Đề cao vai trò trách nhiệm mỗi gia đình trong xây dựng xã hội văn minh, lành mạnh; Các thành viên trong gia đình không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn, tiếp cận khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại.

4- Xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Xây dựng gia đình văn hóa là một mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách và có tính chiến lược lâu dài, bền bỉ, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của nhân dân. Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ra đời từ rất sớm, trải qua quá trình hình thành và phát triển, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày nay đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống xã hội, trở thành phong trào nòng cốt trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Để xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chúng ta phải thực hiện một số giải pháp cụ thể:  

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược gia đình Việt Nam, nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở như: “Phong trào xây dựng gia đình văn hóa”; phong trào “xây dựng làng, thôn, bản, ấp… văn hóa”; phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa”; Xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa nơi công cộng; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, hình thành ý thức cá nhân "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người"; “Nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội”; “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện, tuyên truyền, động viên, khuyến khích xây dựng các mô hình: “gia đình hiếu học”, “gia đình trẻ hạnh phúc”, “gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực”; hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và chăm sóc, giáo dục con cái chăm ngoan. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ có ý nghĩa nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc, Ngày Gia đình Việt Nam, Ngày Quốc tế phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em…;

- Đẩy mạnh công tác phối hợp, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các thành viên trong triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về xây gia đình văn hóa đạt các tiêu chuẩn: “1) Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú; 2) Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; 3) Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả”.

- Từng bước đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng văn hóa con người, tiến hành kiểm điểm nghiêm túc thực hiện chương trình, kế hoạch thực hiện các Nghị quyết, Chiến lược phát triển văn hóa, gia đình, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo ở các cấp, các ngành; coi trọng công tác giáo dục, đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở có chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu văn hóa gia đình.

- Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục kĩ năng sống cho các thành viên trong gia đình, nhất là giới trẻ. Kỹ năng sống của mỗi thành viên tốt sẽ giúp các thành viên đó vững tin trong của cuộc sống, phát huy tối đã khả năng của mỗi cá nhân, từ đó duy trì trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, có hành vi phù hợp. Trong xã hội đương đại, cuộc sống luôn vận động, đòi hỏi mỗi cá nhân, thành viên gia đình phải không ngừng vận động, tiếp nhận, cập nhật thông tin và hoàn thiện giá trị của mình.

Theo Trang TTĐT Cục VHCS.

Gia đình là nơi duy trì nòi giống con người, luôn tái tạo ra các thế hệ và ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Gia đình còn là môi trường đầu tiên, là nơi để mỗi cá nhân được hình thành, học hỏi và trưởng thành. Mỗi con người được sinh ra đều được nuôi dưỡng, được giáo dục và từng bước hình thành  nhân cách, đạo đức. Qua các thời kỳ hình thành và phát triển, các gia đình Việt Nam luôn hoàn thiện và từng bước phát triển. Ở thời kỳ nào cũng vậy, vai trò của gia đình luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi con người, bởi gia đình là tổ ấm, là tình thương, nơi chia sẻ cay đắng, ngọt bùi, đó cũng là truyền thống quý báu xuyên suốt của Gia đình Việt Nam qua các thế hệ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, coi trọng gia đình, người khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Vậy, để xây dựng gia đình bền vững, nâng cao chất lượng gia đình, bồi dưỡng đạo đức, lối sống, nhân cách con người chúng ta phải thực hiện những gì để đạt được mục tiêu đó.

1- Đề cao vai trò giáo dục gia đình trong bồi dưỡng đạo đức, nhân cách con người

Cho đến nay, vai trò của gia đình vẫn là một thiết chế xã hội tồn tại mang tính bền vững, gia đình luôn là tổ ấm, mái ấm tình thương cho mỗi con người người từ khi cất tiếc khóc chào đời đến khi mất đi. Ở hoàn cảnh nào, điều kiện nào thì gia đình vẫn luôn là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng quan trọng của gia đình đó là: Tái tạo sản xuất ra con người; tái tạo sức lao động, sản xuất ra của cải vật chất và cũng là nơi gìn giữ và phát huy giá trị tinh thần cao qúy của dân tộc; là tổ ấm đem lại hạnh phúc, yêu thương, chia sẻ vui buồn, luôn đảm bảo những điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho mỗi con người. Bên cạnh vai trò đó, gia đình còn là môi trường sống, môi trường giáo dục đầu tiên để mỗi cá nhân hình thành, hoàn thiện nhân cách.

Vai trò giáo dục trong gia đình giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, kết hợp giáo dục từ nhà trường và xã hội. Mỗi cá nhân, từ khi lọt lòng mẹ đến khi trưởng thành, chúng ta được dạy từ lời ăn, tiếng nói, từ cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em, với cộng đồng thế nào cho đúng, cho lễ phép. Khi bước chân vào cánh cửa nhà trường, môi trường giáo dục nhà trường, bên cạnh việc dạy chúng ta kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật thì giáo dục đạo đức, lối sống vẫn là nội dung quan trọng để mỗi cá nhân hình thành nhân cách. Trong môi trường giáo dục, khẩu hiệu mà chúng ta thường gặp đó là: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Một cá nhân trước tiên phải có nhân cách tốt, có đạo đức, làm điều thiện, biết chăm lo cho bản thân, gia đình và rộng hơn phải biết thương yêu đồng loại; biết ứng xử làm sao cho văn hóa, văn minh nơi công cộng. Nói về đức và tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, bởi vậy, đạo đức mỗi con người luôn được đề cao, là cái trước tiên, là thước đi, là tiêu chí quan trọng để đánh giá một con người.

Trong gia đình Việt Nam thường tồn tại nhiều thế hệ, có mối liên hệ mật thiết với nhau, ở đó các cá nhân không ngừng học tập, hoàn thiện chính mình. Nhiều cá nhân tốt sẽ thành gia đình tốt. Với ý nghĩa là môi trường văn hóa đầu tiên, gia đình hay văn hóa gia đình là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù gắn liền với những điều kiện cụ thể của tự nhiên, xã hội. Văn hóa gia đình được hình thành từ việc tổ chức cuộc sống có nền nếp, trật tự, gia phong, mà ở đó là môi trường đầu tiên cho việc dạy điều hay, lẽ phải, ứng xử văn hóa, giao tiếp lịch sự của mỗi cá nhân… Ở gia đình, mỗi thành viên vừa là người thầy, vừa là trò. Thông qua giáo dục gia đình, các thế hệ đi trước truyền thụ cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người. Ở xã hội đương đại, bình đẳng xã hội được đề cao, việc áp đặt của người lớn với trẻ nhỏ, hay người có vai vế thấp trong gia đình không còn như trước, bởi vậy mối quan hệ tương tác qua lại trong giáo dục gia đình ngày càng một hoàn thiện. Bên cạnh việc giáo dục thế hệ trẻ, người lớn biết lắng nghe, học tập và hoàn thiện chính mình. Trong chủ trương xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, tiêu chí một gia đình văn hóa phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản, đó là: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú; Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; Tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả. Gia đình văn hóa biểu hiện ở mối quan hệ ứng xử tốt đẹp, hiểu biết, sẻ chia, thông cảm quan tâm, chắm sóc giữa các thành viên. Từ các tiêu chí đó, văn hoá gia đình chính là mấu chốt để hình thành, gìn giữ và phát triển, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

2- Khai thác, phát huy giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam làm nền tảng xây dựng phát triển con người trong thời kỳ mới

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục đạo đức, phẩm chất, nhân cách con người; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cấu trúc gia đình và quan hệ trong gia đình Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhưng những chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại bền vững và không ngừng hoàn thiện, phát triển. Văn hóa gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc, được gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển, gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi (cả yếu tố tích cực và tiêu cực), song những truyền thống cốt lõi văn hóa vẫn tồn tại và không ngừng được vun đắp đó là: Truyền thống hiếu học; Sự gắn bó các thành viên trong gia đình; Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo; Thành kính tổ tiên; Yêu nước, đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái...Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác gia đình, mục tiêu “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt Nam, trong những năm qua được cụ thể hóa bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực.

3- Gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của gia đình, hình thành giá trị văn hóa mới

Gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, hình thành lối sống đẹp, nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa. Trong quá trình hội nhập quốc tế, xã hội không ngừng vận động, phát triển, trước tác động bối cảnh xã hội, các giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt Nam cũng có xu hướng biến đổi từ mô hình gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới để thích nghi xu thế xã hội đương đại, theo đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống gia đình cũng thay đổi. Vậy, để hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, chúng ta không ngừng học tập, tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của gia đình truyền thống, từ đó hình thành giá trị mới của gia đình hiện nay hướng đến xây dựng gia đình dân chủ, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; phát huy vai trò, ý thức cá nhân trong xây dựng gia đình bền vững.

Nói về công tác vận động xây dựng đời sống mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: Ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: Ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp. Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới.

Vậy, trong công tác xây dựng gia đình hiện nay, bên cạnh việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống chúng ta phải tiếp thu, hình thành giá trị mới của gia đình, cụ thể: Hình thành lối sống, nếp sống văn minh, lành mạnh, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật; Xây dựng một gia đình có tính năng động, phát huy tính sáng tạo của các thành viên gia đình, hình thành tác phong nhanh nhẹn; Dân chủ, bình đẳng về giới; Tích cực tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, các hoạt động xã hội; Đề cao vai trò trách nhiệm mỗi gia đình trong xây dựng xã hội văn minh, lành mạnh; Các thành viên trong gia đình không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn, tiếp cận khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại.

4- Xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Xây dựng gia đình văn hóa là một mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách và có tính chiến lược lâu dài, bền bỉ, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của nhân dân. Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ra đời từ rất sớm, trải qua quá trình hình thành và phát triển, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày nay đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống xã hội, trở thành phong trào nòng cốt trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Để xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chúng ta phải thực hiện một số giải pháp cụ thể:  

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược gia đình Việt Nam, nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở như: “Phong trào xây dựng gia đình văn hóa”; phong trào “xây dựng làng, thôn, bản, ấp… văn hóa”; phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa”; Xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa nơi công cộng; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, hình thành ý thức cá nhân "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người"; “Nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội”; “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện, tuyên truyền, động viên, khuyến khích xây dựng các mô hình: “gia đình hiếu học”, “gia đình trẻ hạnh phúc”, “gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực”; hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và chăm sóc, giáo dục con cái chăm ngoan. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ có ý nghĩa nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc, Ngày Gia đình Việt Nam, Ngày Quốc tế phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em…;

- Đẩy mạnh công tác phối hợp, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các thành viên trong triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về xây gia đình văn hóa đạt các tiêu chuẩn: “1) Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú; 2) Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; 3) Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả”.

- Từng bước đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng văn hóa con người, tiến hành kiểm điểm nghiêm túc thực hiện chương trình, kế hoạch thực hiện các Nghị quyết, Chiến lược phát triển văn hóa, gia đình, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo ở các cấp, các ngành; coi trọng công tác giáo dục, đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở có chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu văn hóa gia đình.

- Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục kĩ năng sống cho các thành viên trong gia đình, nhất là giới trẻ. Kỹ năng sống của mỗi thành viên tốt sẽ giúp các thành viên đó vững tin trong của cuộc sống, phát huy tối đã khả năng của mỗi cá nhân, từ đó duy trì trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, có hành vi phù hợp. Trong xã hội đương đại, cuộc sống luôn vận động, đòi hỏi mỗi cá nhân, thành viên gia đình phải không ngừng vận động, tiếp nhận, cập nhật thông tin và hoàn thiện giá trị của mình.

Theo Trang TTĐT Cục VHCS.

bình luận

Tìm kiếm

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH TUYÊN QUANG
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang
Chịu trách nhiệm: Bà Âu Thị Mai - Giám đốc sở
Trụ sở: Số 157, đường 17/8, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 02073 822 683; Email: vanhoattdl@tuyenquang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang TTĐT tổng hợp trên mạng số 85/GP-TTĐT do Sở thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 14/10/2021

Thống kê truy cập
Số người online:
1
Số lượt truy cập tháng:
1
Số lượt truy cập năm:
1
Chung nhan Tin Nhiem Mang