Bản sắc văn hóa người Sán Dìu

08/12/2020 - 18:07
762

Người Sán Dìu ở Tuyên Quang có khoảng 3.500 hộ với trên 15.000 nhân khẩu tập trung ở các xã Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam (Sơn Dương), là dân tộc thiểu ...

Lễ rước dâu ở xã Ninh Lai, Sơn Dương có 
kèm theo một cặp trâu mẹ con làm của hồi môn.

Đồng chí Trương Viết Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Thiện Kế cho biết, địa phương có hơn 50% số hộ là đồng bào Sán Dìu. Theo đồng chí Hùng, cảm nhận đầu tiên của khách lạ là nhà ở của người Sán Dìu gần giống với nhà của người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ. Đó là ngôi nhà có tường rào quanh kín đáo, có cổng chắc chắn. Nhà thường được xây bằng gạch đỏ 3 hoặc 5 gian 2 chái, có hàng chân cột chạy ngoài hiên. Trên mái thường lợp ngói, có sân lát gạch đỏ rộng. Người Sán Dìu quan niệm nhà xây theo hướng chính, bếp xây sát đầu trái bẻ vuông góc chữ L hướng ra sân. Như vậy nhìn tổng thể ngôi nhà sẽ ấm cúng, vừa thuận tiện cho sinh hoạt.

Phần chính giữa trang trọng của ngôi nhà người Sán Dìu thường lập bàn thờ có 2 bát hương là tổ tiên và táo quân, nếu ai được cấp sắc thì có thêm bát hương pháp sư. Trong đám cưới có nhiều nghi lễ, song đáng chú ý nhất có lễ khai hoa tửu diễn ra tại nhà gái, trước hôm cô dâu về nhà chồng. Người ta lấy một bình rượu và một cái đĩa, trên đĩa lót hai miếng giấy cắt hoa, miếng trắng để dưới, miếng đỏ để trên, đặt lên trên đĩa hai quả trứng luộc có xâu chỉ đỏ và buộc ở mỗi bên trứng hai đồng xu. Sau khi cúng thì bóc trứng lấy lòng đỏ hòa với rượu để mọi người uống mừng hạnh phúc của cô dâu, chú rể. Về ma chay khi hạ huyệt, con cái phải từ phía chân quan tài bò một vòng quanh miệng huyệt. Con trai bò từ trái sang phải còn con gái bò từ phải, sang trái, vừa bò vừa xô đất lấp huyệt. Lúc đứng dậy, mỗi người vốc một nắm đất mang về bỏ xung quanh nhà, để người chết phù hộ, bảo vệ, che chở.

Người Sán Dìu Sơn Dương canh tác trồng lúa, ngô, họ thích nuôi trâu. Nhà nào hầu như cũng có một chuồng nuôi trâu. Nuôi trâu để lấy sức cày kéo, có phân bón, tận dụng phần thức ăn thô xanh dư thừa của nhà nông. Trước kia xe quệt là “đặc sản” của người Sán Dìu. Xe quệt được đóng hoàn toàn bằng gỗ, dùng sức trâu kéo. Chiếc xe quệt có thể vận chuyển mọi thứ ở cự ly vừa phải. Ngày nay người Sán Dìu đã nâng cấp dùng máy cày trong sản xuất nông nghiệp, ô tô để vận chuyển hàng hóa, vật tư. Nhưng nhiều gia đình vẫn có thói quen dùng xe quệt vận chuyển mọi thứ quanh nhà rất hiệu quả, đi được nhiều địa hình.


Ông Lục Văn Bảy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Soọng cô, 
xã Ninh Lai phấn khởi khi di sản quê hương được các báo đăng tải.

Cách nhận dạng người Sán Dìu vẫn là ở bộ trang phục truyền thống. Y phục truyền thống của phụ nữ gồm khăn đen, áo dài đơn hoặc kép, nếu là áo kép thì bao giờ chiếc bên trong cũng màu trắng còn chiếc bên ngoài màu chàm dài hơn một chút; yếm màu đỏ; thắt lưng màu trắng, hồng hay xanh lơ; váy là hai mảnh rời cùng chung một cạp, chỉ dài quá gối có màu chàm; xà cạp màu chàm, trắng. Đồ trang trí gồm vòng cổ, vòng tay, hoa tai và dây xà tích bằng bạc. Nam giới vấn khăn hoặc đội khăn xếp, áo dài thâm, quần trắng. Những ngày lễ tết, sự kiện trọng đại người Sán Dìu thường mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Trong cuộc sống đời thường ngoài quần áo phổ thông, người Sán Dìu vẫn hay mặc bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Về âm nhạc người Sán Dìu có làn điệu Soọng cô huyền thoại đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh. Ông Lục Văn Bảy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ  Soọng cô xã Ninh Lai cho biết, Soọng cô là cách hát giao duyên đằm thắm, thiết tha, trữ tình nhưng cũng đầy lãng mạn. Màn hát đối đáp thường có nam và nữ, thường hát về đêm. Có những màn hát thâu đêm suốt sáng vẫn chưa hết lời. Còn đối với văn hóa ẩm thực người Sán Dìu ở Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam thì có món cháo loãng mang bản sắc riêng. Giống như món mèn mén của người Mông, món cháo loãng là thứ nước uống giải khát tốt nhất của người Sán Dìu. Người Sán Dìu nấu món cháo loãng hằng ngày, vẫn trên bếp cho ấm. Khi đi làm họ chắt lấy nước loãng, cho một tý muối vào làm nước uống. Ở nhà trẻ con, người già đói bụng có thể húp thêm phần cái. Trong bữa cơm cháo lại là món canh. Các đám hiếu hỷ đều có món cháo loãng, nhưng người ta có thể cho thêm đỗ xanh, hạt sen, thịt băm, rau thơm.

Hiện nay cộng đồng người Sán Dìu ở Tuyên Quang đang chung sức xây dựng nông thôn mới ở địa phương, nhưng vẫn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của mình. Điển hình là có nhiều câu lạc bộ hát Soọng cô ra đời ở các thôn, làm phong phú đời sống người Sán Dìu xứ Tuyên.

Theo Tuyên Quang online.

Lễ rước dâu ở xã Ninh Lai, Sơn Dương có 
kèm theo một cặp trâu mẹ con làm của hồi môn.

Đồng chí Trương Viết Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Thiện Kế cho biết, địa phương có hơn 50% số hộ là đồng bào Sán Dìu. Theo đồng chí Hùng, cảm nhận đầu tiên của khách lạ là nhà ở của người Sán Dìu gần giống với nhà của người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ. Đó là ngôi nhà có tường rào quanh kín đáo, có cổng chắc chắn. Nhà thường được xây bằng gạch đỏ 3 hoặc 5 gian 2 chái, có hàng chân cột chạy ngoài hiên. Trên mái thường lợp ngói, có sân lát gạch đỏ rộng. Người Sán Dìu quan niệm nhà xây theo hướng chính, bếp xây sát đầu trái bẻ vuông góc chữ L hướng ra sân. Như vậy nhìn tổng thể ngôi nhà sẽ ấm cúng, vừa thuận tiện cho sinh hoạt.

Phần chính giữa trang trọng của ngôi nhà người Sán Dìu thường lập bàn thờ có 2 bát hương là tổ tiên và táo quân, nếu ai được cấp sắc thì có thêm bát hương pháp sư. Trong đám cưới có nhiều nghi lễ, song đáng chú ý nhất có lễ khai hoa tửu diễn ra tại nhà gái, trước hôm cô dâu về nhà chồng. Người ta lấy một bình rượu và một cái đĩa, trên đĩa lót hai miếng giấy cắt hoa, miếng trắng để dưới, miếng đỏ để trên, đặt lên trên đĩa hai quả trứng luộc có xâu chỉ đỏ và buộc ở mỗi bên trứng hai đồng xu. Sau khi cúng thì bóc trứng lấy lòng đỏ hòa với rượu để mọi người uống mừng hạnh phúc của cô dâu, chú rể. Về ma chay khi hạ huyệt, con cái phải từ phía chân quan tài bò một vòng quanh miệng huyệt. Con trai bò từ trái sang phải còn con gái bò từ phải, sang trái, vừa bò vừa xô đất lấp huyệt. Lúc đứng dậy, mỗi người vốc một nắm đất mang về bỏ xung quanh nhà, để người chết phù hộ, bảo vệ, che chở.

Người Sán Dìu Sơn Dương canh tác trồng lúa, ngô, họ thích nuôi trâu. Nhà nào hầu như cũng có một chuồng nuôi trâu. Nuôi trâu để lấy sức cày kéo, có phân bón, tận dụng phần thức ăn thô xanh dư thừa của nhà nông. Trước kia xe quệt là “đặc sản” của người Sán Dìu. Xe quệt được đóng hoàn toàn bằng gỗ, dùng sức trâu kéo. Chiếc xe quệt có thể vận chuyển mọi thứ ở cự ly vừa phải. Ngày nay người Sán Dìu đã nâng cấp dùng máy cày trong sản xuất nông nghiệp, ô tô để vận chuyển hàng hóa, vật tư. Nhưng nhiều gia đình vẫn có thói quen dùng xe quệt vận chuyển mọi thứ quanh nhà rất hiệu quả, đi được nhiều địa hình.


Ông Lục Văn Bảy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Soọng cô, 
xã Ninh Lai phấn khởi khi di sản quê hương được các báo đăng tải.

Cách nhận dạng người Sán Dìu vẫn là ở bộ trang phục truyền thống. Y phục truyền thống của phụ nữ gồm khăn đen, áo dài đơn hoặc kép, nếu là áo kép thì bao giờ chiếc bên trong cũng màu trắng còn chiếc bên ngoài màu chàm dài hơn một chút; yếm màu đỏ; thắt lưng màu trắng, hồng hay xanh lơ; váy là hai mảnh rời cùng chung một cạp, chỉ dài quá gối có màu chàm; xà cạp màu chàm, trắng. Đồ trang trí gồm vòng cổ, vòng tay, hoa tai và dây xà tích bằng bạc. Nam giới vấn khăn hoặc đội khăn xếp, áo dài thâm, quần trắng. Những ngày lễ tết, sự kiện trọng đại người Sán Dìu thường mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Trong cuộc sống đời thường ngoài quần áo phổ thông, người Sán Dìu vẫn hay mặc bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Về âm nhạc người Sán Dìu có làn điệu Soọng cô huyền thoại đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh. Ông Lục Văn Bảy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ  Soọng cô xã Ninh Lai cho biết, Soọng cô là cách hát giao duyên đằm thắm, thiết tha, trữ tình nhưng cũng đầy lãng mạn. Màn hát đối đáp thường có nam và nữ, thường hát về đêm. Có những màn hát thâu đêm suốt sáng vẫn chưa hết lời. Còn đối với văn hóa ẩm thực người Sán Dìu ở Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam thì có món cháo loãng mang bản sắc riêng. Giống như món mèn mén của người Mông, món cháo loãng là thứ nước uống giải khát tốt nhất của người Sán Dìu. Người Sán Dìu nấu món cháo loãng hằng ngày, vẫn trên bếp cho ấm. Khi đi làm họ chắt lấy nước loãng, cho một tý muối vào làm nước uống. Ở nhà trẻ con, người già đói bụng có thể húp thêm phần cái. Trong bữa cơm cháo lại là món canh. Các đám hiếu hỷ đều có món cháo loãng, nhưng người ta có thể cho thêm đỗ xanh, hạt sen, thịt băm, rau thơm.

Hiện nay cộng đồng người Sán Dìu ở Tuyên Quang đang chung sức xây dựng nông thôn mới ở địa phương, nhưng vẫn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của mình. Điển hình là có nhiều câu lạc bộ hát Soọng cô ra đời ở các thôn, làm phong phú đời sống người Sán Dìu xứ Tuyên.

Theo Tuyên Quang online.

bình luận

Tìm kiếm

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH TUYÊN QUANG
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang
Chịu trách nhiệm: Bà Âu Thị Mai - Giám đốc sở
Trụ sở: Số 157, đường 17/8, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 02073 822 683; Email: vanhoattdl@tuyenquang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang TTĐT tổng hợp trên mạng số 85/GP-TTĐT do Sở thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 14/10/2021

Thống kê truy cập
Số người online:
1
Số lượt truy cập tháng:
1
Số lượt truy cập năm:
1
Chung nhan Tin Nhiem Mang